Khái niệm Chọn_lọc_giới_tính

Khi tìm hiểu về giới tự nhiên hoang dã, Charles Darwin đã thấy rằng đại bộ phận sinh vật có hình thái thường là phù hợp với môi trường sống của chúng theo kiểu nguỵ trang: cơ thể chúng có hình dạng, màu sắc thường dễ lẫn với môi trường sống. Đây là đặc điểm thích nghi, vì nó giúp sinh vật tránh khỏi bị kẻ thù phát hiện, nhất là động vật săn mồi.

Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy nhiều xu hướng ngược hẳn lại, một trong số đó là: ở cùng một loài thì con đực không chỉ to hơn mà còn sặc sỡ, nổi bật so với con cái, ví dụ như ở chim thiên đường. Tương tự như vậy, ở chim công: con mái có ngoại hình và màu sắc rất giản dị, trong khi con trống lại có màu sắc sặc sỡ và lại còn hay múa.

Màu sắc nổi bật và cái đuôi cồng kềnh của con trống rõ ràng là làm giảm đáng kể cơ hội sống sót của chính chúng. Nó chỉ tồn tại bởi vì nó mang lại lợi thế cho kẻ mang nó, nhờ đó mà tăng thành công sinh sản. Bởi thế, Darwin cho rằng những đặc điểm như vậy chỉ có thể tồn tại sau nhiều triệu năm tiến hóa, nếu chúng chắc chắn đã làm tăng thành công sinh sản của cá thể có đặc điểm đó, ngay cả khi phải trả giá bằng tính mạng sống của chúng.[1] Theo thuật ngữ di truyền học ngày nay, thì loài với đặc điểm như thế đã để lại được vốn gen của chúng cho đời sau, bởi vì đơn giản là, chúng được chim mái chọn để giao phối.[4] Con công mái thường chỉ chọn bạn đời là chim trống múa giỏi và đẹp mã.

Hiện tượng trên không chỉ có ở chim thiên đường, chim công mà còn thấy ở rất nhiều loài động vật từ động vật không xương sống đến có xương sống. Chẳng hạn như: con dế mèn đực nào khoẻ mà lại kêu to thì được dế cái đến trọ cùng tổ nhiều hơn. Con ếch đực nào tập trung đầu tiên ở mép nước và kêu to hơn thì có cơ hội giao phối nhiều hơn; mặc dù kêu to là tự làm lộ mình trước kẻ săn mồi.[2]

Giả thuyết về chọn lọc giới tính thể hiện tầm nhìn rất sâu sắc của Darwin và thể hiện cạnh tranh sinh sản nội bộ, phát sinh từ thành công trong giao phối.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chọn_lọc_giới_tính http://storage.canalblog.com/11/49/451329/51946034... http://denisdutton.com/miller_review.htm http://www.stanford.edu/group/stanfordbirds/text/e... http://www.unm.edu/~psych/faculty/mate_choice.htm //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC319643 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16593036 http://www.epjournal.net/filestore/ep06538549.pdf http://www.memeoid.net/books/Lande/RLande.pdf http://www.birdsofparadiseproject.org //dx.doi.org/10.1073%2Fpnas.78.6.3721